Cập nhật lần cuối ngày 25/10/2023 lúc 08:17 sáng
Giới thiệu motor thủy lực
Motor thủy lực (hay còn gọi là động cơ thủy lực) là một thiết bị truyền động cơ học có nhiệm vụ chuyển đổi áp suất thủy lực và dòng chảy thành cơ năng, tạo ra chuyển động quay. Là một thiết bị quan trọng trong hệ thống thủy lực được vận hành bằng dầu, nhớt, dầu thủy lực.
Motor thủy lực thường cho phép kiểm soát chính xác tốc độ và lực, áp suất dầu có thể điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của ứng dụng. Động cơ thủy lực có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt và có độ bền cao, hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Motor thủy lực thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau như: công nghiệp năng lượng, máy xúc, máy ủi, công nghiệp hàng không và các ngành công nghiệp khác.
Tốc độ và momen xoắn là hai đặc tính không thể không nhắc tới khi nói đến moto thủy lực, hai đặc tính này rất được người dùng quan tâm. Tốc độ được tính toán và đo bằng số vòng quay trong 1 thời gian nhất định(vòng/phút), còn momen xoắn là sự giảm áp và dịch chuyển trong motor.
Motor thủy lực thường hay bị người dùng nhầm lẫn với bơm thủy lực, tuy nhiên chúng lại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đối với bơm thủy lực thì chúng chỉ thực hiện quá trình bơm, xả chất lỏng mà không chuyển đổi năng lượng, còn đối với motor thủy lực thì chúng chuyển đổi công năng thành cơ năng quay.
Thông số kĩ thuật motor thủy lực
- Loại motor: piston, cánh gạt, bánh răng,..
- Áp suất lớn nhất: 400MPa
- Momen xoắn: 270 -38000 Nm
- Số vòng: 1 – 1250 vòng/phút
- Công suất lớn nhất: 200 Kw
- Tối đa dòng chảy: 40 – 70 l/phút
- Xuất xứ: Trung Quốc, Nhật Bản,..
Cấu tạo chung của motor thủy lực
Motor thủy lực có cấu tạo cơ bản gồm một số bộ phận cơ bản như:
Trục: là bộ phận kết nối với motor với thiết bị khác. Khi motor quay, trục này sẽ truyền động lực đến các thiết bị khác như bánh răng, cánh quạt,…
Khung vỏ: là phần bên ngoài của motor, bảo vệ các bộ phận bên trong.
Rotor: là phần quay bên trong motor thủy lực. Khi dầu thủy lực được cung cấp vào rotor, nó tạo ra áp lực và lưu lượng, đẩy rotor quay.
Phớt: giúp ngăn chạn dầu bị rò rỉ ra ngoài trong quá trình quay và giữ nó luôn được duy trì trong motor.
Vòng bi: được sử dụng để giữ và hỗ trợ trục quay trong quá trình quay, giúp giảm mátvaf đảm bảo ổn định của motor.
Ngoài ra, mỗi động cơ có cấu tạo khác nhau, nên có thể có một số bộ phận khác.
Các loại motor thủy lực
Hiện nay trên thị trường có 4 loại động cơ thủy lực phổ biến: động cơ thủy lực bánh răng, động cơ thủy lực cánh gạt, động cơ thủy lực piston, động cơ thủy lực 5 sao.
Motor thủy lực bánh răng
Động cơ bánh răng bao gồm hai bánh răng chính: bánh răng chủ động, bánh răng bị động. Động cơ có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, dễ bảo trì, động cơ cho ra lưu lượng ổn định, đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống. Dòng động cơ này có khả năng làm việc ở áp suất cao, đáp ứng được yêu cầu của các ứng dụng công nghiệp. Động cơ bánh răng có độ bền cao, ít bị hư hỏng, trục trặc trong quá trình vận hành nên được nhiều khách hàng tin dùng và trở nên phổ biến ở thị trường Việt Nam.
Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng thủy lực là sử dụng áp suất của dầu thủy lực để tạo ra chuyển động quay. Bơm bánh răng chủ động được kết nối với nguồn cấp dầu thủy lực, dầu được cấp vào không gian giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động. Khi đó, bánh răng chủ động nối với đầu ra của động cơ và là nơi chuyển động quay được tạo ra.
Khi áp suất dầu thủy lực tăng, dầu tạo ra một lực đẩy tác dụng lên bơm bánh răng chủ động và đẩy bánh răng quay. Sau khi bánh răng chủ động quay không gian giữa các răng thu nhỏ, làm tăng áp suất chất lỏng, chất lỏng được đưa đến bánh răng đầu ra.
Khi chất lỏng đi qua bánh răng đầu ra, áp suất tăng cao, chất lỏng được đẩy ra khỏi không gian giữa các bánh răng thông qua cửa xả. Cửa xả được lưu thông ra khỏi động cơ bánh răng thủy lực và được sử dụng trong hệ thống.
Quá trình này diễn ra liên tục, điều này tạo ra dòng chất lỏng thủy lực ổn định với áp suất ổn định. Động cơ bánh răng sử dụng nguyên tắc này để cung cấp lực đẩy và lực kéo trong các ứng dụng thủy lực và truyền động.
Motor thủy lực piston
Động cơ Piston có nhiều kiểu dáng, thiết kế khác nhau thông thường có hoa loại piston chính đó là: piston hướng trục, piston hướng tâm. Là dòng động cơ được khách hàng đánh giá cao do có momen khởi động tốt có tốc độ quay cao. Dòng động cơ này có khả năng hoạt động ổn định, ít bị trục trặc và có độ bền cao.
Với piston hướng trục là một dòng động cơ có chuyển động tịnh tiến theo hướng song song với trục quay. Loại động cơ này có thể tạo ra momen xoắn cao và tốc độ cao, bơm có khả năng giữ được tốc độ ổn định khi momen xoắn thay đổi. Vì vậy dòng động cơ này phù hợp sử dụng để dẫn động các bánh chủ động cả các công trình và các ứng dụng có yêu cầu công suất lớn.
Đối với động cơ piston hướng tâm thì các piston được bố trí vuông góc với trục khủy. Khi dòng điện được cung cấp thì trục khủy quay, kéo theo piston dịch chuyển hướng áp suất chất lỏng bằng hình thức tuyến tính. Việc sử dụng động cơ piston hướng tâm sẽ mang lại hiệu quả, khả năng vận hành tốt, ít bảo trì và mang lại hiệu quả tối đa cho các thiết bị công nghiệp. Tuy nhiên dùng bơm này cho ra tạo ra momen xoan cao hơn so với động cơ piston hướng trục nhưng lại có tốc độ thấp hơn.
Motor thủy lực cánh gạt
Động cơ cánh gạt là một sự lựa chọn tốt dành cho các hệ thống có yêu cầu áp suất trung bình, thấp. Dòng động cơ này có thiết kế phức tạp, giá thành cao hơn so với động cơ bánh răng nên ít được sử dụng. Động cơ cánh gạt thủy lực được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như truyền động trục vít, máy móc nông nghiệp.
Khi hoạt động, dầu thủy lực áp lực cao sẽ được đưa vào động cơ thông qua cửa nạp. sáu khi vào trong động cơ, sáp lực dầu sẽ tác động lên cánh gạt để làm chuyển động quay trục của động cơ. Sau đó dầu thủy lực sẽ được đưa ra qua cửa xả.
Motor thủy lực 5 sao
Motor thủy lực 5 sao là một loại motor thuỷ lực mang lại hiệu quả cao, hoạt động ổn định nên được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp, đặc biệt là trong các hệ thống truyền động và điều khiển. Loại này được thiết kế để chịu được áp lực và lực xoán lớn, đảm bảo khả năng làm việc trong các ứng dụng đòi hỏi công suất lớn và có độ bền cao.
Loại động cơ này có khả năng điều chỉnh dễ dàng, giúp điều chỉnh lưu lượng và tốc độ quay theo nhu cầu của ừng dụng. Nó có kahr năng vận hành ổn định, có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt, vì vậ chúng được sử dụng nhiều trong các ứng dụng như máy xúc, máy kéo, cầu cẩu,.. và nhiều ứng dụng khác.
Lợi ích của việc sử dụng motor thủy lực
Việc sử dụng động cơ thủy lực đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong các ứng dụng công nghiệp và máy móc. Dưới đây là những lợi ích của động cơ thủy lực mang lại:
- Động cơ thủy lực có khả năng tạo ra công suất và momen xoắn cao, giúp thực hiện các chuyển động mạnh mẽ, phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi sức mạnh như nâng, kéo, di chuyển vật nặng.
- Động cơ thủy lực có khả năng điều chỉnh linh hoạt, cho phép điều chỉnh tốc độ, momen xoắn theo yêu cầu, tăng khả năng kiểm soát và đáp ứng linh hoạt các ứng dụng công nghiệp.
- Động cơ thủy lực có khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt như áp lực cao, nhiệt độ cao, bụi bẩn,.. là một lựa chọn lý tưởng trong ngành công nghiệp như khai thác mỏ, xây dựng.
- Động cơ thủy lực có cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động, ít bị hư hỏng, động cơ có độ bền cao nên chi phí bảo trì và sửa chữa thấp.
Ứng dụng của motor thủy lực
Động cơ thủy lực được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau do có khả năng tạo ra lực mạnh và kiểm soát chính xác. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:
- Động cơ thủy lực được sử dụng rộng rãi trong các máy móc công nghiệp như: máy ép, máy cắt, máy kéo, máy gia công kim loại,….
- Trong xây dựng, động cơ thủy lực được sử dụng trong các trong các máy xúc, máy đào,máy nén bê tông,… do có khả năng vận chuyển các vật nặng và hiệu quả trong xây dựng.
- Trong ngành khai thác mỏ, động cơ thủy lực được sử dụng trong các thiết bị như máy khoan, máy nâng, máy cẩu,..
- Động cơ thủy lực được sử dụng trong máy cắt, máy uốn, máy đột kim loại,.. để thực hiện các công việc nhanh chóng.
- Động cơ thủy lực được sử dụng trong các hệ thống tự động điều khiển và tự động điều khiển.
- Trong nông nghiệp, động cơ thủy lực được sử dụng trong máy cày, máy gặt,..
Ngoài ra, động cơ thủy lực còn được ứng dụng trong các ngành, ứng dụng khác nhau.
Những lưu ý khi lựa chọn motor thủy lực
Khi lựa chọn một động cơ thủy lực để sử dụng, cần phải phù hợp với yêu cầu của hệ thống, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của toán hệ thống. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi mua động cơ thủy lực:
- Để xác định loại động cơ nào phù hợp, bạn cần phải biết áp suất vận hành, tốc độ và momen xoắn của động cơ cần đáp ứng.
- Có nhiều dòng động cơ thủy lực khác nhau, mỗi loại sẽ sử dụng chất lỏng thủy lực khác nhau như dầu,nhớt,…
- Giá của động cơ thủy lực là một yếu tố cũng rất quan trọng. Mỗi dòng động cơ thì sẽ có giá khác nhau, động cơ bánh răng có giá cả hợp lý, tuy nhiên còn tùy thuộc và xuất xứ của các động cơ.
- Bạn cần phải đánh giá năng suất, hiệu quả của động cơ, tránh tình trạng động cơ không mang lại hiệu quả làm giảm hiệu suất làm việc của hệ thống.
Địa chỉ mua motor thủy lực uy tín
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng động cơ thủy lực của nhiều nhà cung cấp khác nhau, nên các bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hiểu được tâm lý của khách hàng, nhà cung cấp Thủy Khí Điện đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng, được nhập khẩu từ nước ngoài và các nhà sản xuất có thương hiệu nổi tiếng.
Là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị về thủy lực uy tín, chất lượng tại Việt Nam. Nếu các bạn còn đang phân vân không biết lựa chọn động cơ thủy lực nào cho phù hợp, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua zalo hoặc gọi điện thoại trực tiếp để được tư vấn.
Kien Nguyen –
Sản phẩm hoạt động hiệu quả và hiệu suất ổn định. Tôi hài lòng với sản phẩm motor thủy lực đã mua tại shop.